Kiến thức thủy sinh

Cá Két Panda: Cách nuôi và chăm sóc

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người cách nuôi cũng như cách ép đẻ két panda, 1 dòng cái cực kì phổ thông nhưng ít người nuôi cá sinh sản hiệu quả. Chúng là một loại cá cảnh đẹp và có hình thức sinh sản vô cùng thú vị. Chính vì vậy, loại cá này được nhiều anh em chơi thủy sinh lựa chọn để nuôi trong bể thủy sinh. Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về loài cá này xem đặc điểm , môi trường nuôi và sinh sản như thế nào nhé.

Nguồn gốc và đặc điểm nuôi dưỡng

Cá Két Panda có tên khoa học là Black convict cichlid, chúng có nguồn gốc chủ yếu ở Trung Mỹ, từ các bờ biển Thái Bình Dương của Guatemala đến Costaria, bờ Đại Tây Dương từ Honduras đến Panama và thuộc giống cá săn mồi có tuổi thọ rất cao, có thể lên tới 10 năm.

Chúng có màu đen trắng và hơi ánh xanh, kích thước tùy vào môi trường nuôi dưỡng nhưng thường sẽ dài khoảng 5-10cm. Két Panda là loài cá ăn tạp và ưa thích sống ở môi trường không quá sáng và có nhiệt độ rơi vào khoảng 20-28 độ C cũng như độ PH vào khoảng 6 – 8.

Két panda trống và mái khá giống nhau nhưng cơ bản sẽ khác nhau ở 2 điểm đấy là trống có u nhỏ ở đầu, vây bụng to hơn, vây hậu môn dài hơn. Mọi người có thể dựa vào các đặc điểm này để chọn cặp nuôi sinh sản nhé.

Két panda là loài cá đẻ trứng, 1 đặc điểm rất ít ở các loài cá thủy sinh hiện nay.  Và cũng với bản tính hung dữ, chuyên đi cà khịa các loài cá khác nên thường chúng đuọc nuôi riêng hoặc nuôi cùng với các dòng cá to hơn. Nếu nuôi chung với các dòng cá nhỏ hoặc tép thì chúng sẽ chén sạch đấy nhé các bạn. Cá đực thường hung dữ hơn cá cái tuy nhiên có thể nuôi cùng cá loài cichlid lớn và dữ hơn trong bể lớn. Chúng có khả năng chơi lại được cá lớn hơn như Tai tượng phi, Kim cương xanh và các loại cichlid có kích thước tương tự. Cá cái ít hung dữ hơn và có thể nuôi cùng các loài cichlid nhỏ hơn hoặc cùng size. Khi không bắt cặp sinh sản, cá gấu trúc thường không quá hung dữ.

Chúng ăn tạp nên thức ăn cũng đa dạng, từ cám , côn trùng, giáp xác, giun, bobo, …. Tuy nhiên các bạn nên cho xen kẽ các loại thức ăn tươi để đảm bảo chúng sinh sản được tốt nhất nhé.

Bể tối thiểu cho 1 cặp gấu trúc là 2x2x2, tuy nhiên nên sử dụng bể lớn hơn để có không gian cho cá chăm con. Trong tự nhiên, môi trường sống của cá gấu trúc là những nơi có dòng chảy mạnh và các con sông Trung Mỹ do đó bể nuôi cần mô phỏng được điều kiện tương tự với các loại lọc hoặc sủi mạnh. Bể cần có trải nền hoặc trải cát do chúng thích đào bới, nếu bể có trải nền sỏi thì phải dùng sỏi tròn và mịn để tránh tổn thương cho cá. Nên sử dụng gỗ lũa và đá để trang trí. Đá nên xếp thành đống để có chỗ cho cá đào bới và đẻ trứng. Có thể sử dụng cây trong bể nhưng rất dễ xảy ra tình trạng bị cá ăn hoặc đào tung rễ do đó nên sử dụng các loại cây lá trầu hoặc dương sỉ buộc vào đá.

Chăm sóc Két Panda sinh sản

Két Panda bắt đầu sinh sản ở độ tuổi 4-6 tuần, kích thước khoảng hơn 5cm

Sinh sản Két Panda rất đơn giản, sau khi chọn được cá đực và mái, ta thả cá vào bể từ 40-80 lít nước. nếu sử dụng bể kích thước này thì không được có cá khác trong bể nếu không sẽ bị cá bố mẹ đánh chết. Để chậu đất nung vào 1 bên bể, cá bố mẹ sẽ làm tổ gần đó.Chậu đất là nơi hoàn hảo để cá bố mẹ canh giữ trứng.

Cho cá bố mẹ ăn hàng ngày, có thể sử dụng trùng huyết đông lạnh, tép. Thức ăn đông lạnh rất tốt cho cá vì ít mang mầm bệnh. Hàng ngày cá bố mẹ sẽ lượn quanh tổ và đẻ nhiều lần, sau đó dùng vây quạt nước cho trứng để cung cấp oxi, tránh nấm cho trứng và ăn các trứng bị hỏng. Trứng cá sẽ nở sau vài ngày và bám vào nền bể.

Không cần cho cá bột ăn trong 24h sau khi nở vì chúng sẽ sống bằng dưỡng chất còn lại trong noãn trong giai đoạn này. Thức ăn cho cá con nên kết hợp cả thức ăn khô có omega 1, trùng huyết khô đông lạnh hoặc bobo. Cho cá bột ăn 2 lần/ngày và nên cho cá bố mẹ ăn trước để chúng khỏi tranh mồi của cá bột.

Tốt nhất là nên chuyển cá bột sang bể lớn hơn khoảng 120 lít hoặc càng lớn càng tốt. Thay nước 50% mỗi 3 ngày sẽ khiến cá bột phát triển nhanh bất ngờ.

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Call Now Button