Kiến thức thủy sinh

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ CHỌI (CÁ BETTA)

Cá Chọi hay cá Xiêm dù khá nhỏ bé nhưng lại có tính hung hãn mãnh liệt và có sức khỏe khá tốt so với các loại cá cảnh nói chung. Nếu được sống trong môi trường tốt, chúng ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, cá Chọi cũng thường gặp phải một số bệnh khá phổ biến sau:

 1. Bệnh đốm trắng

Đây là một trong những bệnh ký sinh phổ biến, do ký sinh trùng trú ngụ dưới lớp da của cá gây ra. Cá mắc bệnh này có nhiều đốm trắng như muối hay cát phủ đầy cơ thể cá. Cá có thể bơi giật cục và thường cọ mình vào các vật trong bể. Bệnh này có thể nhanh chóng đẩy cá rơi vào tình trạng nghiêm trọng, nhưng may thay nó rất dễ chẩn đoán và chữa trị. Ký sinh trùng phát triển rất nhanh nên việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Dù những đốm trắng biến mất, mầm bệnh có thể vẫn tiếp tục sống trong nước. Cần điều trị liên tục cho cá tối thiểu một tuần để tiêu diệt hết mầm bệnh. Ký sinh trên mình cá rất khó tiêu diệt, thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng trong chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng, ngay khi vừa trưởng thành, chúng sẽ lập tức tấn công cá.

Trong quá trình chữa trị, cần tăng nhiệt độ nước để rút ngắn chu trình sinh trưởng của ký sinh (từ 21 đến 27 độ C), chú ý nhiệt độ cao quá khoảng 32 độ C có thể làm cá vô sinh. Tắm nước muối là cách loại bỏ ký sinh hiệu quả. Nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá. Có nhiều loại thuốc chuyên chữa bệnh đốm trắng, tuy nhiên thuốc càng mạnh cá càng dễ bị căng thẳng. Điều trị 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3-4 ngày, thay khoảng 50% nước trước mỗi đợt điều trị. Tiếp tục điều trị trong hai tuần để đảm bảo rằng tất cả ký sinh đều bị diệt hết.

Cá bị căng thẳng và giảm sức đề kháng là các nguyên nhân làm mầm bệnh tấn công và nhân rộng trên cá. Để phòng bệnh, tránh để cá tiếp xúc với các nguyên nhân như nước bẩn, nhiệt độ biến đổi đột ngột, ăn quá no…, đảm bảo không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào bể, luôn bỏ túi đựng cá vào bể mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá.

 2. Bệnh nấm nhung

    Sau đốm trắng, bệnh phổ biến tiếp theo là nấm nhung, cá mắc bệnh này có nhiều đốm nổi khắp thân. Giống đốm trắng, nấm nhung trú ngụ dưới da cá. Chúng bắt đầu phát triển từ những đốm nhỏ li ti trên mình cá. Trong điều kiện thích hợp, các bào tử tạo ra một lớp nhung màu vàng-nâu bao phủ bên ngoài da cá. Bệnh này rất dễ lây. Cá bị nhiễm bệnh thường bơi giật cục, cố cọ thân mình lên các vật thể trong bể và thở gấp. Cần chữa trị liên tục trong một tuần để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Ký sinh trùng trên mình cá rất khó diệt, chúng chỉ bị tiêu diệt khi rời mình cá và bơi trong nước.

Trong quá trình chữa trị, cần tăng nhiệt độ nước để chu trình sinh trưởng của ký sinh diễn ra nhanh hơn (khoảng 21 đến 26 độ). Tắm bằng nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá. Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả. Để phòng bệnh, cần cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào bể.

 3. Bệnh thối vây

Đây là dạng bệnh cơ hội gây ra bởi các vi khuẩn thông thường, khi cá bị thương, căng thẳng hay suy giảm miễn dịch với các loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh thì chúng mới thừa cơ tấn công. Dấu hiệu cá nhiễm bệnh là viền vây bị mất màu. Ban đầu, viền vây có màu nâu hay trắng sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ vây. Đôi khi phần vây bị nhiễm bệnh có màu hanh đỏ. Nếu bệnh lan tới các tia vây và phần thịt, nó sẽ trở nên nghiêm trọng và cá có thể bị chết. Bệnh này làm hỏng vây của cá và thường khiến cá bị nấm.

Để chữa trị hiệu quả, phải xác định nguyên nhân làm cá nhiễm bệnh. Các loại thuốc điều trị bệnh này gồm Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh (cẩn thận không để thuốc dính vào mang cá, có thể làm cá chết). Điều đầu tiên cần phải làm là thay nước thật sạch. Sau đó có thể sử dụng muối, nước lá bàng hay methylene blue để điều trị.

Để ý đốm màu nâu tức phần rìa vây bị đổi màu. Bệnh thối vây sẽ làm vây bị huỷ hoại nhanh chóng. Khi cá mắc bệnh này, nước trở nên rất đục. Thay nước 1-2 lần/ngày và cho thêm 1-2 giọt formol. Cũng có thể sử dụng ampicillin kết hợp tetracycline.

4. Bệnh lở miệng

Vi khuẩn gây bệnh thường trú ngụ ở đầu, môi, miệng cá. Bệnh có các biểu hiện bệnh lý như xung quanh miệng cá xùi lên như cục bông. Bởi vậy, bệnh này thường bị nhầm với bệnh nấm. Bệnh nấm có những sợi tơ mọc dài như sợi tóc, trong khi bệnh lở miệng trông như cục bông. Đôi khi bệnh này còn xuất hiện dưới dạng những đốm màu nâu-vàng, trắng, trắng-xám ở đầu, vây, mang hay thân. Xung quanh vị trí nhiễm bệnh thường có quầng đỏ.

Đây là dạng bệnh cơ hội, khi cá mắc một bệnh khác và suy giảm hệ miễn dịch, bệnh lở miệng tấn công khá nhanh. Lưu ý không nên tăng nhiệt độ nước vì sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Chữa trị bằng Malachite green (không dùng cho cá con), muối, Melafix hay kháng sinh trong trường hợp cần thiết (như Spectrogram, Furanace hay Sulfa).

BY11-011z Siamese Fighting Fish – cotton mouth disease (Chondrococcus columnaris) – Betta splendens

Một số nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh lở mồm phát sinh gồm nhiệt độ nước tăng đột ngột, nuôi quá nhiều cá, nước bẩn, nồng độ ô-xy, nồng độ nitrite tăng, nhiều thức ăn thừa…

 

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Call Now Button