Kiến thức trồng cây

Phân hữu cơ vi sinh là gì? Lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để đạt hiệu quả cao

Phân hữu cơ vi sinh là gì? Ưu điểm của phân này là gì? Phân hữu cơ là gì? Phân vi sinh là gì? Làm thế nào để có thể phân biệt được phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh được đề cập ở trên? Các loại phân hữu cơ vi sinh và tác dụng cũng như lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao? 

Phân hữu cơ hay phân vi sinh vật là những loại phân bón khá phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp. Và hiện nay còn có thêm một loại phân hoàn toàn mới kết hợp giữa những ưu điểm của 2 loại phân trên là “Phân vi sinh”.

PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Phân hữu cơ vi sinh?

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men. Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Công dụng của nhóm phân hữu cơ vi sinh này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh cũng như bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất. 

Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

CÁC LOẠI VÍ INH CÓ LỢI CÓ TRONG PHÂN HỮU CƠ VI SINH
CÁC LOẠI VÍ INH CÓ LỢI CÓ TRONG PHÂN HỮU CƠ VI SINH
  • Đem lại công dụng vượt bậc về việc cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
  • Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần bón vào cây nhưng lại vô cùng yên tâm không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
  • Sử dụng thay thế cho phân bón hóa học và cung cấp những chất thiết yếu mà phân hóa học không thể cung cấp được. 
  • Phân hữu cơ chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu.
  • Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

 

CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH 

Các loại phân hữu cơ vi sinh
Các loại phân hữu cơ vi sinh

Chúng ta có các nhóm phân bón chuyên dụng được phân ra như sau: 

Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm

    • Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu đó là Vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh.

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân

    • Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân là loại phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic

    • Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. 

Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

    • Đây là nhóm phân bón mà trong thành phần của nó chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,

Phân bón hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

    • Đây là nhóm phân chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại. 

Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

    • Đây là phân bón có khả năng hoàn tan Si, Zn để cho cây dễ hấp thụ. 

Phân bón hữu vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

    • Đây là nhóm phân bón hữu cơ mà thành phần của nó chứa nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng. Ngoài ra các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

 

TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Ứng dụng của phân hữu cơ vi sinh
Ứng dụng của phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng sẽ đem đến chất lượng và sự an toàn, bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Vì vậy, thật dễ hiểu khi phân bón này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. 

Bên cạnh những hậu quả to lớn khi chúng ta sử dụng phân bón hóa học thì phân hữu cơ vi sinh là một giải pháp tuyệt vời cho trồng trọt. Chúng ta sẽ điểm qua một vài tác hại to lớn khi sử dụng phân bón hóa học:

    • Việc lạm dụng hoặc sử dụng phân bón vô cơ không đúng cách sẽ dẫn đến chai sạn đất. khiến dinh dưỡng sẽ bị suy giảm dẫn tới năng suất của cây trồng cũng suy giảm theo.
    • Dịch bệnh trên các giống cây trồng rất khó có phương pháp điều trị đặc hiệu.
    • Đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường. 

Chính vì những lý do trên nên việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết vì nó có rất nhiều lợi ích như sau: 

    • Phân hữu cơ vi sinh đem đến nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Một là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững. 
    • Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp. 
    • Phân hữu cơ vi sinh giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một loại đất tốt nếu không có vi sinh vật hoạt động trong đó thì lâu ngày chắc chắn cũng sẽ bị hủy diệt. Những loại phân hữu cơ vi sinh như phân trùn quế, ngoài việc giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất làm hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào. 
    • Phân hữu cơ vi sinh đẩy lùi được dịch bệnh và các vi sinh vật bất lợi sẽ bị triệt tiêu.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

 

Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng?
Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng?

Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng?

Có 2 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:

    • Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi chúng ta tiến hành ủ tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. 
    • Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Trường hợp này chúng ta muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc cây vì nó là cây lâu năm thì chúng ta nên dùng cách này

Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh 

Lưu ý khi bón phân để đạt hiệu quả cao
Lưu ý khi bón phân để đạt hiệu quả cao
    • Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó. 
    • Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần. 

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Call Now Button